Máy tạo độ ẩm không khí là sản phẩm đang rất hot những năm gần đây. Tuy mang lại rất nhiều lợi ích nhưng có cần thiết sử dụng và có nên mua máy tạo ẩm hay không? Qua bài viết dưới đây, Hàng Nhập Giá Chuẩn sẽ giải đáp cho bạn.
1. Máy tạo độ ẩm không khí là gì?
Độ ẩm thường thay đổi theo mùa, thời tiết và vị trí địa lý. Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Độ ẩm không khí thấp có thể gây khô da, kích thích đường hô hấp và họng, gây khô và ngứa mắt. Độ ẩm không khí cao có thể khiến ngôi nhà bị ngột ngạt, và có thể gây ứ đọng trên tường, sàn nhà và các bề mặt khác, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Những dị nguyên này là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý đường hô hấp, tình trạng dị ứng và các đợt hen phế quản cấp. Vì thế, việc đảm bảo độ ẩm không khí trong phòng luôn ở mức lý tưởng (khoảng 30% – 50%) là việc rất quan trọng, đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Dùng máy tạo độ ẩm không khí là một trong những cách để giữ độ ẩm trong phòng cân bằng, thường được khuyên sử dụng vào mùa đông hoặc khi bật điều hòa. Đây là sản phẩm bổ trở, giúp làm tăng tăng độ ẩm không khí trong căn phòng, tránh làn da của bạn bị mất nước.
2. Ưu nhược điểm của máy tạo độ ẩm không khí
Sản phẩm nào cũng có mặt tốt và mặt xấu. Vì thế, trước khi mua bạn vẫn cần tìm hiểu kỹ những ưu điểm và nhược điểm của máy tạo độ ẩm không khí.
2.1. Ưu điểm của máy tạo ẩm
Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí một cách hợp lý sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề gây ra bởi không khí khô hanh, như viêm xoang, nứt nẻ môi, chảy máu mũi. Thêm nữa, máy tạo độ ẩm còn có thể giúp giảm các triệu chứng cảm cúm và các bệnh lý đường hô hấp khác. Một số máy tạo ẩm có bộ phận lọc khí còn giúp không khí trong phòng được lọc sạch bụi bẩn và tốt hơn cho đường hô hấp.
2.2. Nhược điểm của máy tạo ẩm
Sử dụng máy tạo ẩm không đúng cách sẽ gây ra tác dụng trái ngược. Khi độ ẩm không khí đã bão hòa, nếu bạn “nạp” thêm một lượng ẩm nữa thì đó sẽ trở thành môi trường tốt cho những vi khuẩn phát triển. Và nếu bạn ngồi quá lâu trong môi trường này, nhẹ thì bị hắt hơi, xổ mũi, nặng thì có thể mắc bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, vấn đề rất dễ khắc phục bằng cách chọn một máy tạo độ ẩm có tính năng duy trì độ ẩm trong phòng ở mức phù hợp nhất. Tham khảo bài viết Tiêu chí lựa chọn máy tạo độ ẩm” để biết thêm nhé.
Đối với dạng máy phun sương để bổ sung độ ẩm trong phòng thì còn có một nhược điểm khác. Đó là sẽ có thể gây ướt sàn, đồ nội thất và gây ẩm các thiết bị điện đặt gần máy. Đối với vấn đề này, bạn có thể hạn chế để quá nhiều đồ xung quanh máy, hoặc có thể lựa chọn đổi sang dòng máy tạo ẩm bằng cách làm bay hơi nước tự nhiên.
3. Có nên mua máy tạo ẩm không?
Với những lợi ích mà sản phẩm này mang lại, thì câu trả lời của Hàng Nhập Giá Chuẩn là CÓ nên mua. Tuy nhiên, hãy dựa theo nhu cầu và kinh phí của bạn để lựa chọn được loại máy phù hợp. Ngoài ra, cũng cần lưu ý sử dụng máy tạo độ ẩm đúng cách để tốt cho sức khỏe nhất.
4. Lưu ý khi sử dụng máy tạo ẩm
Nếu người sử dụng hoặc các thành viên trong gia đình có bệnh hen phế quản hoặc dị ứng, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng máy tạo độ ẩm không khí. Độ ẩm cao có thể hỗ trợ hô hấp ở người lớn và trẻ em mắc bệnh hen phế quản hoặc dị ứng, đặc biệt trong một đợt nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, cảm lạnh. Nhưng bụi bẩn, vi khuẩn và nấm phát triển trong điều kiện độ ẩm cao có thể làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh hen phế quản và dị ứng.
Bể chứa và bộ lọc của máy tạo độ ẩm không khí bị bẩn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi và phát triển. Máy tạo độ ẩm kém vệ sinh là vấn đề nghiêm trọng với những bệnh nhân hen phế quản và dị ứng, tuy nhiên máy tạo độ ẩm cũng có thể là nguy cơ tiềm tàng gây khởi phát các triệu chứng giống cúm hoặc bệnh lý viêm phổi ở những người khỏe mạnh nếu bụi bẩn và các dị nguyên bay vào không khí.
Để giảm thiểu các nguy cơ có hại cho sức khỏe người tiêu dùng do máy tạo độ ẩm bị bẩn gây ra, người dùng cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và có thể tham khảo thêm các mẹo sau:
- Thay nước cho máy tạo độ ẩm thường xuyên: không cho phép các chất lắng đọng và phát triển bên trong máy tạo độ ẩm. Làm trống các bể chứa, rửa sạch và đổ đầy lại với nước sạch mỗi ngày, đặc biệt với loại máy tạo độ ẩm hơi lạnh hoặc sóng âm.
- Thay đổi bộ lọc của máy tạo độ ẩm thường xuyên: nếu máy tạo độ ẩm có bộ lọc, cần thay mới theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc thay khi bẩn. Thay bộ lọc của máy tạo độ ẩm cùng với bộ lọc của máy điều hòa không khí và hệ thống sưởi trung tâm.
- Vệ sinh máy tạo độ ẩm trước khi cất giữ: khi không còn nhu cầu sử dụng, cần vệ sinh máy, loại bỏ các loại nước thừa trong các bể chứa, lau khô trước khi đem cất.
- Xem xét thay thế các máy tạo độ ẩm đã cũ: theo thời gian, bên trong các máy tạo độ ẩm có thể lắng đọng nhiều cặn lắng khó hoặc không thể làm sạch. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy cần xem xét thay mới máy tạo độ ẩm không khí nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng.